Animal feed market

REPORT ON VIETNAM FARMING FEED INDUSTRY IN 2018

Tăng trưởng trong ngành TACN có động lực mạnh từ sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản có tăng trưởng 5 – 10% trong những năm gần đây, phụ thuộc vào diện tích và ngành sản xuất thủy sản. Ví dụ, ngành nuôi cá tăng trưởng 5% trong năm 2017 trong khi ngành nuôi tôm tăng trưởng 10% Ngành TACN Việt Nam sẽ cần thời gian để hồi phục và USDA Post dự báo tăng trưởng ngành TACN Việt Nam năm 2018/19 sẽ duy trì ở mức 3%.

Việt Nam là một trong những nước tiêu dùng thịt lợn lớn nhất thế giới và đứng thứ hai châu Á sau Trung Quốc. Trong đó, ngành chăn nuôi lợn là động lực chính của ngành TACN nội địa. Sau cuộc khủng hoảng năm 2016, ngành chăn nuôi lợn đối mặt với thách thức giá thịt lợn giảm xuống dưới giá thành, buộc nhiều nông dân chăn nuôi nhỏ phải rời bỏ ngành. Hiện thị trường chỉ còn những nhà chăn nuôi quy mô lớn với chu trình sản xuất khép kín do họ có thể tiếp tục sản xuất với biên lợi nhuận rất thấp.

Về ngô, những nhà sản xuất nội địa đối mặt với thách thức lớn với nguồn ngô có giá rất cạnh tranh từ các nước sản xuất lớn trên thế giới như Argentina và Brazil. Từ năm 2014, giá ngô quốc tế đã liên tục thấp hơn giá ngô Việt Nam. Trong những năm tới, nhập khẩu ngô của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng: USDA Post dự báo lượng nhập khẩu ngô của Việt Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục 11 triệu tấn trong niên vụ 2018/19.

Dưới những điều kiện thuận lợi, lúa mỳ làm TACN có thể là nguồn nguyên liệu TACN thay thế cho ngô. Nhập khẩu lúa mỳ làm TACN phụ thuộc lớn vào khả năng cạnh tranh về giá với ngô. Niên vụ 2016/17 và 2017/18, USDA Post ước tính nhập khẩu lúa mỳ làm TACN tăng mạnh do cạnh tranh về giá tốt so với ngô. Tuy nhiên, lúa mỳ làm TACN không thể hoàn toàn thay thế ngô trong ngành TACN. Ban đầu, lúa mỳ làm TACN gần như chỉ dùng trong nuôi trồng thủy sản. Hiện, do giá của lúa mỳ làm TACN khá cạnh tranh nên đang trở thành một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất TACN tổng hợp cho cả nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi. USDA Post dự báo nhập khẩu lúa mỳ làm TACN của Việt Nam trong niên vụ 2018/19 sẽ duy trì ở mức cao, 4,5 triệu tấn do giá cạnh tranh so với ngô, và tăng trưởng của ngành TACN thủy sản và vật nuôi.

Tổng nhu cầu TACN Việt Nam từ năm 2017 – 2019 (Đơn vị: tấn)
201720182019
Thức ăn chăn nuôi23,350,00023,800,00024,100,000
Thức ăn thủy sản5,750,0006,200,0006,800,000
Tổng29,100,00030,000,00030,900,000
Công nghiệp20,520,00021,900,00022,800,000
Thức ăn chăn nuôi17,220,00018,000,00018,500,000
Thức ăn thủy sản3,300,0003,900,0004,300,000
Tự chế8,580,0008,100,0008,100,000
Thức ăn chăn nuôi6,080,0005,600,0005,600,000
Thức ăn thủy sản2,500,0002,500,0002,500,000
Tổng29,100,00030,000,00030,900,000
Nguồn: FAS-VN
Nguồn nguyên liệu TACN cung ứng cho ngành sản xuất TACN Việt Nam từ năm 2017 – 2019  (Đơn vị: tấn)
CY 2017CY 2018CY 2019
Nhập khẩu (1)16,300,00019,500,00021,900,000
Bột đậu tương5,800,0006,200,0006,400,000
Ngô5,700,0009,000,00010,250,000
DDGS800,0001,000,0001,200,000
Lúa mỳ làm TACN2,600,0001,800,0002,500,000
Bột/cám khác700,000690,000700,000
Khác (MBM, FM, …)700,000810,000850,000
Nguồn cung nội địa (2)11,300,0009,000,0009,000,000
Ngô5,000,0003,000,0003,000,000
Cám gạo5,000,0005,000,0005,000,000
Gạo tấm500,000500,000500,000
Sắn800,000500,000500,000
TACN thành phẩm nhập khẩu (3)1,500,0001,500,0001,500,000
Tổng (4)29,100,00030,000,00030,900,000
TACN công nghiệp (5)20,520,00021,900,00022,800,000
TACN tự chế (6)*8,580,0008,100,0008,100,000
Nguồn: FAS-VN

Trong những năm gần đây, ngành TACN Việt Nam phụ thuộc nặng vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Trong năm 2018, ước tính 70% tổng nguồn nguyên liệu thô làm TACN, bao gồm TACN công nghiệp, là từ nguồn nhập khẩu. USDA Post dự báo trong năm 2019, 76% tổng lượng nguyên liệu thô là nguồn nhập khẩu khi ngành TACN tiếp tục tăng trưởng tốt. Nguyên liệu thô nhập khẩu bao gồm bột đậu tương, ngô, DDGS, các loại bột ngũ cốc và cám khác từ cùi dừa, hạt cải, và cám gạo. Các nguồn nguyên liệu nhập khẩu còn bao gồm các protein động vật như bột thịt và bột xương (MBM) và bột cá.

Các nguồn cung nguyên liệu nội địa cho TACN bao gồm cám gạo và gạo tấm, từ ngành gạo nội địa. Ngành chế biến gạo sản xuất xấp xỉ 5 triệu tấn cám gạo hàng năm, phần lớn sử dụng cho TACN. Gạo tấm sử dụng làm TACN tương đối nhỏ, chỉ khoảng 0,5 triệu tấn do hoạt động xuất khẩu gạo mạnh. Sử dụng sắn trong TACN đang giảm, từ 800.000 tấn năm 2017 xuống còn 500.000 tấn năm 2018 và 2019 do sản xuất không phát triển và nhu cầu sắn cho xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học ở mức cao.

Lúa mỳ làm TACN đang ngày càng trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành TACN Việt Nam. Nhập khẩu lúa mỳ làm TACN biến động theo từng năm tùy vào khả năng cạnh tranh về giá với ngô. Niên vụ 2018/19, USDA Post dự báo lượng nhập khẩu lúa mỳ làm TACN sẽ tăng mạnh do giá lúa mỳ hiện đang rất cạnh tranh.

TACN tự chế phần lớn bao gồm các nguyên liệu nội địa, như ngô, cám gạo, gạo tấm, sắn, các loại rau và từ thực phẩm bỏ đi, cũng chủ yếu từ nguồn địa phương. Tuy nhiên, TACN tự chế không phải là nguồn TACN bền vững cho ngành sản xuất chăn nuôi ngày càng thâm canh. Năm 2018 và 2019, USDA Post ước tính sử dụng TACN tự chế sẽ giảm và sau đó đi ngang. USDA Post ước tính nhập khẩu TACN thành phẩm ở mức 1,5 triệu tấn hàng năm. TACN thành phẩm nhập khẩu dành cho một nhóm vật nuôi nhất định, như tôm, cá cảnh và thú cưng.

Giá thịt lợn và các loại thịt gia cầm có tác động lớn tới ngành TACN của Việt Nam do thịt lợn chiếm 75% và thịt gà chiếm 10% tổng tiêu dùng thịt của người dân Việt Nam. Giá thịt lợn tăng mạnh vào đầu năm 2016, chạm mức cao kỷ lục vào tháng 4/2016, sau đó giảm nhanh từ tháng 10/2016 – 1/2017. Đến tháng 2/2018, giá thịt lợn vẫn thấp hơn 35.000 VNĐ/kg. Theo nông dân, giá thành sản xuất dao động từ 35.000 – 40.000 VNĐ/kg.

Chi phí quản lý và chi phí TACN cao dẫn đến cạnh tranh mạnh giữa ngành chăn nuôi gia cầm và các ngành protein động vật khác, như chăn nuôi lợn, cá và tôm. Kết quả là giá gia cầm chỉ phục hồi nhẹ và vẫn rất thấp so với năm 2015 và nửa đầu năm 2016, khiến sản xuất chăn nuôi gia cầm tăng nhẹ. Giá gia cầm phục hồi nhẹ vào cuối năm 2017 và đầu năm 2018.

Các sản phẩm thủy sản chủ yếu để xuất khẩu, trong khi các protein động vật phần lớn tiêu dùng nội địa. Tổng sản lượng thịt vẫn tăng dưới mức trung bình 5% trong năm 2017 và 2018, do hiệu ứng rơi rớt từ giai đoạn sản xuất kinh doanh khó khăn vào năm 2016 và 2017, trong khi ngành thủy sản tiếp tục tăng trưởng 5 – 10% trong cùng kỳ so sánh. Nhìn chung, USDA Post ước tính ngành TACN Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong năm 2018 và 2019.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN ABC VIỆT NAM

Recent Posts

Recent Comments

    Archives

    Categories

    Meta

    Add to cart