Thị trường nhập khẩu nguyên liệu

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀY 9/4/2021

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG NGÀY 9/4/2021

+ Giá ngô CBOT tăng mạnh hơn 3%, phá vỡ mức đỉnh trong hơn 6.5 năm được thiết lập trước đó vào tháng 1/2021 khi hình thái thời tiết khô hạn có xu hướng tăng tại khu vực Trung Tây (Mỹ) có thể làm chậm tiến độ gieo trồng ngô vụ mới của Mỹ; chất lượng phát triển của ngô vụ 2 tại nhiều vùng gieo trồng chính của Brazil suy giảm do thiếu mưa kéo dài; đồn đoán về việc Trung Quốc ra mua thêm ngô vụ cũ của Mỹ trước thềm báo cáo cung cầu ra vào hôm nay; giá ngô cơ bản tại Mỹ và Brazil tăng cao trước nhu cầu mạnh mẽ hơn từ ngành chăn nuôi và sản xuất cồn nội địa.

+ Giá Lúa mỳ tăng mạnh hơn 2% do tin đồn về việc Trung Quốc đẩy mạnh mua Lúa mỳ thay cho Ngô và điều kiện thời tiết bất lợi cho sự phát triển Lúa mỳ vụ xuân của Mỹ.

+ Giá Đậu tương tăng nhẹ 0,46% lên mức 1415,2 cents/giạ nhờ sức lan toả thị trường Ngô và Lúa mỳ cùng dự báo cắt giảm lượng đậu tương tại Argentina do thời tiết khô hạn

+ Giá Khô đậu tương CBOT giảm 0,5% khi doanh số bán hàng của Mỹ chậm trong bối cảnh giá Khô đậu tương Argentina đang cạnh tranh hơn rất nhiều khi vụ thu hoạch mới bắt đầu.

+ Giá dầu cọ kỳ hạn tại Malaysia quay đầu giảm sau chuỗi tăng liên tục 5 phiên liên tiếp nhờ trợ lực đà giảm giá dầu cọ trên sàn Đại Liên

+ CONAB vừa điều chỉnh tăng dự báo sản lượng Đậu tương Brazil năm 2020/21 lên 135,54 triệu tấn thay vì mức 135,13 triệu tấn trong báo cáo tháng trước do diện tích thu hoạch tăng thêm

+ Giá Ngô nội địa Brazil thiết lập kỷ lục 95,5 real/bao 60kg (tương đương 286 USD/tấn), tăng mạnh 69% so với cùng kỳ năm ngoái

+ Sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires cắt giảm ước tính sản lượng đậu tương 2020/21 của Argentina nhưng giữ nguyên ước tính sản lượng Ngô.

+ Tồn kho Ngô của các nhà máy lớn và vừa còn ít nhất 2 tháng nên nhu cầu hỏi mua Ngô tháng 5,6 rất ít

+ Thời tiết – Mưa lớn tiếp tục xuất hiện tại khu vực gieo trồng chính của Argentina

+  Uruguay: Tăng cường hoạt động xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc trong tháng 4

+ Trung Quốc: Tồn kho đậu tương và dầu đậu tương tiếp tục giảm trong tuần qua

+ EU có khả năng sẽ dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng PAP trong thức ăn chăn nuôi heo và gia cầm

+ Sumitomo Chemical và Nuritas đã ký kết hợp tác dựa trên việc khám phá các peptide hoạt tính sinh học bằng trí tuệ nhân tạo

+ Giá thức ăn chăn nuôi ở mức rất cao so với nhiều năm gần đây

+ Giá DDGS có xu hướng giảm trong thời gian gần đây do giá CNF giảm mạnh nhưng giá giao dịch nội địa hiện tại vẫn cao. Việc hàng hoá tắc nghẽn tại các cảng của Mỹ có thể khiến giá DDGS tăng cục bộ, sắp tới các hãng tàu lại tính tăng giá cước vận chuyển cho tháng 5.

CÔNG TY CỔ PHẦN ABC VIỆT NAM

Recent Posts

Recent Comments

    Archives

    Categories

    Meta

    Add to cart